[Sản Phẩm] ASICS METASPEED™ Sky – Đóa Hoa Nở Muộn

Bảo Hân
Đăng ngày 18/05/2021
52,586 Lượt xem
Người yêu thích
Thêm vào yêu thích


Trước khi bắt đầu, sẽ hơi không phù hợp khi mô tả ASICS - một thương hiệu lâu đời đại diện của Nhật Bản, là một đóa hoa nở muộn. Các sản phẩm ASICS có ưu điểm trọng lượng nhẹ, phản ứng trực tiếp, chống mài mòn tốt và mũi giày rộng, luôn có hiệu suất chiếm lĩnh rất tốt trong thị trường Châu Á. Với màn trình diễn xuất sắc của cầu thủ ngôi sao Ryan Hall, ASICS Hyper-Speed cũng đã tạo ra một cơn sốt trên đất Mỹ. Sau khi Nike đã mở ra thời kỳ mới của dòng giày thể thao carbon đế dày với đự án Breaking 2, ASICS lại cho ra mắt METARACER, dòng giày thể thao carbon đế mỏng. Dù mang lại sự mới mẻ, nhưng nếu so sánh với các sản phẩm khác trên thị trường, thì ASICS vẫn còn thiếu một chút sự đa dạng trong các dòng sản phẩm.

Ryan Hall  Dòng ASICS Gel-Hyper Speed đã từng phổ biến ở Châu Âu và Châu Mỹ (Ảnh: ASICS)

 Dòng giày Metaracer ASICS được tác giả thử nghiệm vào năm ngoái (Ảnh: Xie Jiajin)

Mốc thời gian kéo về năm 2020, đây là một năm ảm đạm và đáng thất vọng đối với hầu hết mọi người. Nhưng đối với Sara Hall (vợ Ryan Hall) và nhà tài trợ ASICS, đó chắc chắn là một cú hit lớn, và năm 2020 hoàn toàn thuộc về họ. Ở tuổi 37, Sara đã vượt qua Ruth Chepngetich (người đã phá kỷ lục thế giới bán marathon nữ tại giải bán marathon Istanbul 4/4) và giành huy chương đồng. Đây là lần đầu tiền sau mười bốn năm, người Mỹ đã một lần nữa đứng trên bục vinh quang.  

 Sara Hall bất ngờ cán đích tại vị trí thứ hai trong cuộc thi Marathon London 2020 


 Video về đích của Sara


 Vào tháng 12 cùng năm, thuận đà vươn lên, Sara vượt qua thành tích cá nhân của mình và giành chức vô địch với thành tích 2:20:32 tại Marathon Project, giải đấu dành cho các vận động viên chạy bộ ưu tú của Mỹ để. Không chỉ bản thân cô, mà đôi giày chạy Asics Prototype của cô cũng đã thu hút sự chú ý và thảo luận của mọi người.  


 Kawauchi Yuki đã chuyển sang sử dụng giày đế dày để thi đấu (Ảnh: iranshao)

Sang năm 2021, ngày càng có nhiều vận động viên marathon sử dụng giày đế dày ASICS prototype và mang lại thành tích tốt. Kawauchi Yuki, VĐV luôn đi giày đế mỏng, đã chuyển sang mang giày đế dày ASICS prototype và về đích với thành tích tốt nhất trong 8 năm qua với thời gian 2:07. Vào tháng 4, Beth Potter, một vận động viên Olympic và huy chương vàng Iron man Châu Âu, đã chạy hoàn thành 5k và phá kỷ lục thế giới với thành tích 14:41 khi mang đôi METASPEED Sky mới ra mắt! Các vận động viên chạy đường dài hàng đầu châu Âu như Julien Wanders và Sondre Moen cũng đã chuyển từ Nike sang ASICS. Những đôi giày ASICS mới thường xuyên được thảo luận rất nhiều trên internet.

Beth Potter lập kỷ lục khi mang giày thể thao carbon mới của Asics (Ảnh: Twitter)

Được thúc đẩy bởi thành tích mạnh mẽ của năm ngoái, ASICS đã thông báo rằng sau một loạt kết quả kiểm tra cơ sinh học đối với những người chạy theo dạng “độ dài sải chân” và “tần suất sải chân”, hai đôi giày carbon đế dày, METASPEED Sky và Edge, đã được tung ra. Thể hiện tham vọng bổ sung đầy đủ các dòng sản phẩm khác nhau, METASPEED Sky được sinh ra dành cho những vận động viên chạy theo độ dài sải chân, trong khi METASPEED Edge được thiết kế cho những vận động viên chạy theo tuần suất sải chân. Cá nhân tôi nghĩ rằng thông qua nghiên cứu để phát triển giày chạy bộ phù hợp hơn với nhu cầu của người chạy bộ, để mỗi người đều có thể đạt được kết quả tốt hơn là một chiến lược rất đáng được mong đợi.

Tuy nhiên, hai dòng giày này giống nhau đến 97%, khá khó phân biệt 

Nghiên cứu của ASICS chia các phương pháp tăng tốc của người chạy thành hai loại: Stride (kiểu độ dài sải chân) và Cadence (kiểu tần suất sải chân) (nguồn hình ảnh)


 Để biết sự khác biệt đơn giản giữa hai đôi giày, bạn có thể xem video trên trang web chính thức của ASICS 

Mẫu giày được thử nghiệm lần này là METASPEED Sky, được thiết kế dành riêng cho những vận động viên tăng độ dài sải chân khi tăng tốc (Stride). Loại người chạy này có biên độ dao động thẳng đứng lớn hơn và trọng tâm cao hơn, do đó, METASPEED Sky có phần đế giữa dày hơn với độ chênh lệch gót-mũi chân là 5mm (gót chân 33mm và mũi chân 28mm). Phần upper được sử dụng vật liệu tái chế PET, thân thiện với môi trường và sở hữu khả năng thoáng khí siêu tốt Metaracer. Đồng thời giày cũng có hiệu suất hỗ trợ tốt. Duy có một nhược điểm nhỏ là khi mở hợp thì mùi nhựa nơi nồng (có thể là một bằng chứng khác về vật liệu nhựa tái chế !?).

 (Nguồn ảnh: Xie Jiajin)

Thiết kế dệt của phần upper rất tốt, có thể nhìn thấy phần sau một cách rõ ràng. Lưỡi giày rất mỏng và mềm, không bị trượt hay cứa vào chân chân.

 (Nguồn ảnh: Xie Jiajin)

Không có thiết kế miếng đệm hỗ trợ đặc biệt cho phần cúp gót, chỉ có dệt bằng vải gia cố. Giày được thiết kế một miếng đệm mềm ở bên trong cúp gót. So với thiết kế Nike Vaporfly Next%, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi mang mà không bị cứa vào chân.

 (Nguồn ảnh: Xie Jiajin)

Đế giữa của METASPEED Sky đã được phát triển từ chất liệu FlyteFoam của thế hệ trước thành FlyteFoam Turbo. Phần đệm êm ái và độ nảy khi tiếp đất đều được nâng cấp. Nếu so sánh với đôi giày carbon mà tôi đã mang, FlyteFoam Turbo mang lại cảm giác chân mềm hơn so với đế giữa của Adidas Adios Pro Lightstrike Pro, đồng thời cũng chắc chắn hơn đế giữa ZOOM X của Nike Vaporfly Next%. Cảm giác chân tổng thể rất gần với đế giữa PWRRUN PB của Saucony Endorphin Pro và đế giữa Fuelcell của New Balance RC elite và TC.

 (Nguồn ảnh: Xie Jiajin)

So với đế giữa FlyteFoam thế hệ trước, FF turbo đã được nâng cấp đồng bộ về khả năng phục hồi và độ mềm của lớp đệm, hy vọng sẽ giúp người chạy tiết kiệm năng lượng hơn

 Chuyển động chậm khi tiếp đất của Metaspeed Sky

Nếu sử dụng tính từ, tôi sẽ mô tả cảm giác chân của METASPEED và Adios Pro là vững chắc, của Vaporfly Next% là mềm mại, và của METASPEED Sky mềm mại thêm chút đàn hồi. Cuối cùng, tôi sẽ đính kèm bảng xếp hạng các loại đế từ cứng đến mềm theo cảm nhận bản thân để bạn có thể tham khảo (có thể thay đổi tùy theo cảm nhận của mọi người):

Adidas Adios Pro > ASICS Metaracer > Metaspeed Sky = New Balance TC/RC = Saucony Endorphin Pro > Nike Vaporfly Next%

Đồng thời, đã được tác giả tiến hành kiểm tra khả năng uốn cong của METASPEED Sky và Next%. Tấm carbon trong METASPEED Sky tương đối cứng và khó uốn cong, và có lực phục hồi mạnh sau khi bị uốn cong. Ngược lại, các tấm carbon của Next% mềm hơn và dễ uốn cong hơn. Đây cũng có thể là điểm khác biệt giữa các cảm giác chân khi chạy khác nhau.

 Tấm carbon của METASPEED Sky rất khó uốn cong (Nguồn ảnh: Xie Jiajin)  Next% có thể bị uốn cong rõ ràng (nguồn ảnh: Xie Jiajin)

Tiếp đến là đánh giá phần đế ngoài. METASPEED Sky sử dụng đế ngoài ASICSGRIP, và có nhiều lỗ rỗng ở bàn chân trước, với mục tiêu cân bằng cảm giác tiếp đất và trọng lượng nhẹ. Tôi rất hài lòng với hiệu quả chống trượt do giày mang lại. Tuy nhiên, cần đặc biệt chú ý đến lớp của cao su đế ngoài rất mỏng, và không nhất định có thể tiếp tục đặc điểm bền bỉ của giày ASICS. Tuy nhiên dòng giày này được định nghĩa là giày thi đấu, việc phải hy sinh độ bền cũng rất phổ biến trong dòng giày thi đấu.

Lớp cao su chống trượt của đế ngoài rất mỏng (Ảnh: Xie Jiajin)

 

 So sánh đế ngoài của METASPEED Sky và METARACER (Ảnh: Xie Jiajin)

Cuối cùng là đến phần trọng lượng. Mặc dù độ dày của đế giữa tăng lên đáng kể so với METARACER, nhưng hiệu suất trọng lượng không hề kém. Thông tin chính thức trên website cho size US9 là 198g, và size giày của tôi là US10.5, và trọng lượng chỉ có 215g. So với METARACER cùng kích thước với đế giữa mỏng hơn, nó nhẹ hơn gần 25g.

 So với METARACER cùng kích thước, trọng lượng nhẹ hơn 25g (size US10.5) (Ảnh: Xie Jiajin)  

So với Nike Vaporfly Next% có cùng kích thước, nó nặng hơn khoảng 10g; gần như có cùng trọng lượng với Next% 2, và nặng hơn khoảng 20g so với Alphafly Next%. 

 So sánh trọng lượng giữa METASPEED Sky và Next% (size US10.5) (Ảnh: Xie Jiajin)

 So sánh trọng lượng giữa METASPEED Sky và Next% 2 (size US10.5) (Ảnh: Xie Jiajin)

So sánh trọng lượng giữa METASPEED Sky và Next% 2 (size US10.5) (Ảnh: Xie Jiajin)

Vì cá nhân tôi xác định đây là giày đua cao cấp nên sau khi chạy bộ cơ bản, tôi sẽ thêm một số thay đổi về tốc độ trong quá trình thử nghiệm:

1. Chạy tốc độ thay đổi Fartlek: 1 phút nhanh / 1 phút chậm x 10

Từ quá trình khởi động, tôi nhận thấy nhịp chạy của mình chậm hơn trước (không rõ là do giày hay do hiệu ứng tâm lý). Khi bước vào lịch tập chính, tốc độ nhanh khoảng 3:20/km, tốc độ chậm khoảng 4 giờ 30/km. Phần upper không có tính năng kéo giãn đặc biệt. Quá trình tăng tốc cũng gãy gọn, không rườm rà. Sau mỗi bước chạy, bạn có thể cảm nhận được độ nén ổn định của đế giữa. Kết hớp với thế mạnh của thiết kế vòng cung ASICS và lực phản hồi của các tấm carbon, về tổng thể, quá trình chuyển đổi tốc độ khi chạy rất trơn tru.

2. Chạy đường dài ven sông

Là một đôi giày được thiết kế dành cho marathon nên việc thử cảm giác chạy ổn định trong bài chạy đường dài vào ngày chủ nhật là điều bắt buộc. Tốc độ chạy rơi vào khoảng 4:10/km đến 4:00/km. Phần upper không gây cảm giác oi bức khi vận động kéo dài, đây là điều rất đáng khen ngợi. Tính ổn định tổng thể cũng cao. Khi quay lại, cổ chân sẽ không có cảm giác bất ổn như trước đây. Thiết kế cong và công nghệ đế giữa mang lại trải nghiệm rất tốt khi chạy.  


 (Nguồn ảnh: Xie Jiajin)

3. Chạy tại sân điền kinh

Tôi cũng thử bài tập Fartlek trên sân chạy điền kinh. Bề mặt vải và đế giữa của METASPEED Sky mang lại sự ổn định tuyệt vời trong quá trình chạy đường cong trên sân điền kinh. Hoàn toàn không gặp phải tình trạng upper hỗ trợ không đủ hỗ trợ hoặc đế giữa quá mềm, giúp bạn có thể tự tin tăng tốc. Lịch trình của ngày hôm đó là tốc độ nhanh 1 phút và tốc độ trung bình 1 phút, và cũng tăng tốc lên 3:15 đến 3:20/km. Phản hồi từ METASPEED Sky rất nhanh và mượt mà.

 (Nguồn ảnh: Xie Jiajin)

Sau nhiều thử nghiệm thực tế, phản hồi của METASPEED Sky vẫn rất ổn định. Đế ngoài có vẻ chống mài mòn hơn bề ngoài, và có một số dấu vết mòn ở gót chân. Về việc liệu nó có chống mài mòn hay không, những người khác nhau sẽ có ý kiến khác nhau. Ước tính cá nhân về quãng đường giày có thể sử dụng được là vào khoảng 300-400km, điều này có thể chấp nhận được đối với dòng giày thi đấu. Tuy nhiên, hầu như không có mưa trong suốt quá trình thử nghiệm và không thể kiểm tra thực tế khả năng hoạt động của đế ngoài trong trường hợp chạy trên mặt đường có nước đọng, đây là một điều đáng tiếc.

 Giày ít bị mòn ở bàn chân trước (Nguồn ảnh: Xie Jiajin)

  Giày ít bị mòn ở bàn chân trước (Nguồn ảnh: Xie Jiajin)

ASICS thông qua phương pháp cơ học thể thao đã biệt tung ra hai mẫu giày thể thao, METASPEED Sky và Edge, nhằm mang lại lợi ích lớn nhất cho người chạy kiểu sải chân và kiểu tần suất. Bất kể về trọng lượng, sự thoải mái hay giá cả, cá nhân tôi thấy dòng giày này vô cùng cạnh tranh. Trên thị trường giày carbon đế dày muôn hình vạn trạng, ASCIS đã tạo nên sự độc đáo riêng và bổ sung sự đa dạng trong dòng sản phẩm của thương hiệu. Trên thực tế, tôi là một người chạy theo tuần suất, và tôi thích sự chênh lệch gót chân tương đối lớn, điều này khiến tôi rất mong chờ phiên bản tiếp theo của hãng. Tôi nghe nói lượng bán ra của dòng giày này tốt, và sẽ re-stock vào khoảng đầu tháng 5.

Dù bạn thuộc kiểu người chạy nào, ASICS cũng sẽ luôn đồng hành cùng bạn. Find your speed!

ASICS sẽ luôn đồng hành cùng bạn. Find your speed!


Nguồn bài viết: Running Biji